Vi khuẩn Campylobacter là một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm hàng đầu ở con người. Khi bị nhiễm khuẩn Campylobacter, mặc dù tỷ lệ gây tử vong rất thấp nhưng lại khiến cho bệnh nhân bị suy giảm sức đề kháng, và gây nên một số bệnh lý như tiêu chảy, viêm dạ dày ruột.
Nội dung
Tổng quan về vi khuẩn Campylobacter
Vi khuẩn Campylobacter là loại vi khuẩn thuộc gram âm, có hình que hoặc hình xoắn ốc, chữ S hoặc hình dấu phẩy. Đây là loại vi khuẩn thuộc họ Campylobacteriacease và chuyển động theo hình nút chai. Thông thường, 1 tế bào Campylobacter có 1 hoặc 2 đơn mao.
Môi trường sống của vi khuẩn Campylobacter
Vi khuẩn Campylobacter thường sống rất dai và được tìm thấy ở những môi trường như:
- Đường ruột.
- Phân người hoặc phân động vật bị nhiễm khuẩn Campylobacter.
- Thực phẩm.
Triệu chứng của nhiễm vi khuẩn Campylobacter
Sau khi bị nhiễm vi khuẩn thì các triệu chứng sẽ xuất hiện khoảng từ 1 – 10 ngày tùy vào từng thể trạng mỗi người và tùy vào mức độ nặng nhẹ. Các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Campylobacter bao gồm:
- Tiêu chảy và có thể kèm theo máu khi đi ngoài.
- Co thắt dạ dày.
- Sốt cao.
- Nôn mửa.
- Khi nhiễm khuẩn nặng, người bệnh có thể bị co giật.
Con đường lây lan của vi khuẩn Campylobacter
Khuẩn Campylobacter có thể lây truyền qua đường phân giữa người – người hoặc động vật – người. Khi phân của người nhiễm khuẩn Campylobacter được đào thải ra ngoài, nó có thể dính vào đồ vật, sau đó tay của chúng ta có thể chạm vào đồ vật đó và được đưa vào miệng. Ngoài ra, những con đường lây truyền khuẩn Campylobacter khác cũng có thể là do:
- Ăn thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn Campylobacter như gà, pho mát chưa nấu chín, trái cây chưa rửa sạch hoặc ăn sữa chua chưa qua tiệt trùng.
- Uống nguồn nước bị nhiễm khuẩn Campylobacter.
- Tiếp xúc thường xuyên với động vật bị nhiễm khuẩn Campylobacter, đặc biệt là chó, mèo.
Vi khuẩn Campylobacter gây bệnh gì?
Theo một số tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, khuẩn Campylobacter có thể gây ra bệnh tiêu chảy. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các cơn đau dạ dày cấp.
Mặc dù vậy, vi khuẩn này vẫn có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Do đó, nguyên tắc phòng ngừa nhiễm khuẩn Campylobacter chính là ăn chín, uống sôi.
Cách điều trị và chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Campylobacter
Khi bị nhiễm khuẩn Campylobacter, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách xét nghiệm phân hoặc mô dịch trong cơ thể với hình thức nuôi cấy, phân lập vi khuẩn hoặc phát hiện vật liệu di truyền.
Nhiễm vi khuẩn Campylobacter khi ở thể nhẹ thì có thể tự khỏi nhưng nếu ở thể nặng, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để có liệu pháp điều trị kịp thời. Thông thường,khi vi khuẩn đã xâm nhập vào niêm mạc đường ruột, gây tổn thương mô và các cơ quan khác thì các bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho bệnh nhân sử dụng. Thuốc các bác sĩ thường kê đơn khi nhiễm vi khuẩn Campylobacter là thuốc dạ dày chữ y và một số loại thuốc kháng sinh khác.
Theo đó, phương pháp dùng thuốc kháng sinh thường được áp dụng cho những người trên 65 tuổi, phụ nữ đang mang thai, người bị rối loạn máu, bị bệnh AIDS vì những đối tượng này có hệ miễn dịch yếu.
Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?
Khi hệ miễn dịch suy yếu thì có thể tạo điều kiện cho sự xâm nhập của vi khuẩn Campylobacter, gây tiêu chảy, viêm dạ dày ruột cấp. Trong một số trường hợp sau, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay:
- Bị tiêu chảy nhiều lần (quá 2 lần một ngày).
- Nước tiểu bị sẫm màu, thường xuyên bị khô miệng, khô da, chóng mặt.
- Đau bụng dữ dội, đặc biệt là vùng trực tràng.
- Sốt cao (39 – 40 độ C).
Cách phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Campylobacter
Để cơ thể khỏe mạnh hơn, giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn Campylobacter hiệu quả, bạn cần thực hiện các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bằng cách ăn chín, uống sôi, đặc biệt là nên nấu thịt gia cầm ở nhiệt độ thấp nhất là 74 độ C và không nên ăn thịt tái.
- Nên hâm nóng thức ăn và không nên ăn thức ăn bị ôi thiu để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Campylobacter.
- Rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh xong và sau khi tiếp xúc với động vật.
- Tuyệt đối không được dùng chung thớt giữa đồ ăn chín và đồ ăn sống
Bài viết vừa rồi là những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc về vi khuẩn Campylobacter. Với những thông tin đó, hy vọng bạn sẽ có kiến thức bổ ích để phòng và điều trị bệnh sớm nhất có thể.
Bạn có thể tham khảo thêm loại thuốc dạ dày tuệ tĩnh – Loại thuốc vừa có tác dụng giảm các triệu chứng đau dạ dày, lại giúp tiêu diệt vi khuẩn Campylobacter một cách hiệu quả: https://hoibacsi24h.com/thuoc-da-day-tue-tinh-cai-thien-tinh-trang-dau-da-day-tu-thao-duoc/