Một cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt sẽ giúp bảo vệ khỏi những mầm mống gây bệnh tật, ốm đau. Sức đề kháng kém sẽ dễ bị nhiễm trùng, đau ốm, dị ứng thường xuyên. Thay đổi lối sống ngay từ hôm nay và áp dụng các cách giúp tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch cơ thể dưới đây để có một cơ thể khỏe mạnh.
Tình trạng sức đề kháng kém là gì?
Sức đề kháng kém là tình trạng các tế bào hồng cầu, các kháng thể, các vi lợi khuẩn có lợi trong đường ruột bị suy giảm, tiêu diệt, các cơ quan, các hạch bạch huyết và các thành phần khác tạo nên hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn gây ra tình trạng suy yếu hệ thống miễn dịch và suy giảm sức đề kháng. Tình trạng này có thể xuất hiện từ khi sinh ra hoặc bị tác động bởi các yếu tố từ môi trường bên ngoài.
Triệu chứng của sức đề kháng kém
Một người có sức đề kháng kém thường gặp phải các triệu chứng như dễ bị nhiễm trùng, khả năng nhiễm trùng cao hơn những người bình thường, diễn ra thường xuyên, có thể nặng và khó chữa hơn những người bình thường khác. Các loại bệnh nhiễm trùng mà một người có sức đề kháng kém dễ mắc phải như: viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng da, viêm họng, viêm phế quản,đặc biệt là bệnh viêm loét đại tràng,…Các bệnh do nhiễm trùng này thường tái phát lại với tần suất cao.
Ngoài triệu chứng chính là dễ bị nhiễm trùng thì người có hệ miễn dịch kém thường gặp phải các triệu chứng khác như:
- Rối loạn tự miễn dịch
- Thiếu máu, rối loạn máu bất thường
- Rối loạn tiêu hóa dẫn đến tình trạng: ăn uống không ngon miệng, chán ăn, đau quặn bụng, tiêu chảy bất thường
- Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn, chậm phát triển
- Người mệt mỏi, mất ngủ, suy nhược cơ thể.
Cách tăng cường sức đề kháng khỏe mạnh
Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đẩy lùi mọi bệnh tật nhanh chóng và hiệu quả, bạn cần thực hiện các phương pháp dưới đây:
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Giữ gì vệ sinh thật tốt là cách tăng cường sức đề kháng đơn giản nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), rửa tay thường xuyên có khả năng làm giảm 58% trường hợp tiêu chảy truyền nhiễm ở những người có hệ miễn dịch yếu. Đồng thời, rửa tay bằng xà phòng và nước còn giúp bảo vệ sức khỏe trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi do các bệnh về đường hô hấp và đường ruột gây ra viêm phổi và bệnh tiêu chảy, viêm đại tràng gây ra ở người lớn.
Theo khuyến nghị của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), bạn nên thường xuyên rửa tay vào các thời điểm trong ngày sau:
- Thời điểm trước, trong và sau khi làm đồ ăn
- Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn
- Sau khi hắt mũi hoặc ho
- Trước và sau khi tiếp xúc với các vết thương lở, loét ở ngoài da
- Sau khi trực tiếp tiếp xúc với người bị bệnh
- Sau khi sử dụng hoặc giúp trẻ vệ sinh cá nhân và sử dụng nhà tắm, nhà vệ sinh.
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
Những người mắc bệnh cảm lạnh hoặc bệnh nhân đang mắc các bệnh nhiễm trùng người có sức đề kháng kém nên hạn chế tiếp xúc để tránh lây nhiễm. Các loại virus, vi khuẩn có thể lây truyền từ người qua người thông qua tiếp xúc hoặc gần gũi, cũng có thể lây lan qua không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, ăn cùng đồ ăn hoặc nước uống.
Khử trùng các loại đồ vật, vật dụng trong gia đình
Các vật dụng trong gia đình như tay nắm cửa, điện thoại cầm tay, điều khiển tivi,…là những nơi chứa nhiều loại vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, khử trùng và làm sạch những vật dụng đó thường xuyên sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Những người mắc bệnh viêm đại tràng là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng khiến suy giảm khả năng miễn dịch và làm gia tăng các triệu chứng của bệnh. Thức ăn chính là một trong những con đường dễ gây mắc bệnh nhất. Vì vậy, nhiều người bệnh luôn thắc mắc “Viêm đại tràng nên ăn gì tốt nhất?”. Đối với những người mắc bệnh đại tràng và đang điều trị ung thư nên tránh các loại đồ ăn sống, tái, đồ ăn lạnh, bảo quản lâu ngày.
Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, không làm việc quá sức tránh căng thẳng, lo lắng, stress sẽ giúp người bệnh thoải mái, cơ thể khỏe mạnh. Từ đó giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể. Hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày để giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, giải phóng năng lượng giúp cơ thể khỏe mạnh.
Để có được một cơ thể khỏe mạnh hãy thay đổi lối sống lành mạnh, khoa học được chúng tôi tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn tăng khả năng miễn dịch và có một cơ thể khỏe mạnh chống lại mọi vi khuẩn gây hại cho cơ thể